DU-LICH

3/4/13

Chuyên vui của ba tôi



CHUYỆN VUI CỦA BA TÔI

Hôm kia 19 -5 âm lịch tôi đọc bài bà Nội tôi của anh Bốn Nhơn –Bà xã tôi có làm vài món ăn trong đó bánh xèo là chính , vì sinh thời bà nội và ba tôi rất thích ăn . Cúng kính lễ vật không ai biết chắc rằng người chết có về hưởng hay không –Thôi thì trúng hay trật cũng không có hại gì với mình- mà trái lại việc cúng kính nó biểu lộ được lòng kính yêu ông bà cha mẹ - biết đâu ông bà về chứng giám thiệt thì sao ??? Nếu ta không cúng kính ???
Mấy đứa con tôi không kiệp báo về tham dự chỉ có hai vợ chồng và thằng con trai ở gần nhà về cúng rồi ăn , ăn bánh xèo nhiều qúa làm người phát nóng sưng cổ họng …nên sang nay rảnh ngồi đọc lại mấy bài viết của anh Nhơn về chú mười .
 Kỹ niệm về ba má mình thì nhiều vô kể đa số là bi thương và khổ cực để nuôi nấn đàng con 6 đứa – Chính vì vậy mà anh em chúng tôi càng nổ lực ăn học để khỏi phụ long cha mẹ .
Viết về cha mẹ là khơi lại nhiều kỹ niệm buồn thương , nên đành thôi …
Hôm nay đọc bài Chú mười , khi ba tôi ở Đòng Trăng  tôi nhớ lại có vài chuyện vui mà ba tôi kể lại – Tôi xin kể để bà con nghe chơi :
Theo mấy bài trước tôi viết về ông bà nội trong đó có ba tôi - Những năm sau 1946 Chính quyền Bảo-Đại đã thành lập quân đội Quốc gia cùng với quân đội Pháp ra sức triệc hạ mặt trận Việt-Minh ,do đó làng xóm đều có đồn bót ngày đêm canh gác . Tối đến thanh niên phải vào đồn mà ngủ - 6 giờ sáng mới cho về . Có làng còn bắt cã phụ nử cũng vào đồn ngủ như làng Phú-Khánh .
 Ba tôi - công tử quen rồi …sợ chết và sợ khổ , yêu nước vì quốc gia dân-tộc chuyện này chắc không có …Mấy lần Việt Minh gởi giấy mời lên Đồng Trăng xung vào đội cứu thương , nhưng ba tôi nhất định trốn , lúc đó tôi còn quá nhỏ nhưng tôi cũng nhớ được cảnh tượng hằng đêm Việt Minh về làng bắng phá thu góp lúa gạo và bắt người , hay thủ tiêu người ở bến Bà Án sông Cái chỉ vì không đóng góp lúa gạo hay tiền nong mặc dầu họ cũng thừa biết dân Thanh Minh không có một tấc ruộng cắm dùi …Ba tôi bị bắt vào một đêm trốn ngủ ở nhà với vợ con .
Tôi cũng vài lần theo má lên thăm ba , con đường để đến căn cứ thì tôi không nhớ , nhưng nhớ chắc là xe ngựa chở mẹ con tôi trên con đường mòn dưới tàn cây rừng ,anh Nhơn nói là rừng cao-su chắc là đúng vì tôi lúc đó có biết cây cao-su là gì đâu ? Đến bến sông Chò (Đồng Trăng ) má tôi ngồi ở quán nước sụp sệ trên bờ . Một chiếc ghe qua sông (,trong chuyến thăm làn đầu) , một người lạ mặt nói với má tôi để tôi ẳm cháu qua gặp anh Ngạn , Thấ là tôi được ông ta bế tôi xuống ghe , khi ghe tách bến giửa dòng tôi nhìn lại thấy má tôi …tôi sực tỉnh ngộ và sợ qúa la khóc rân chiên …Khóc dẩy nẩy đến khi ông ta vào đến ngôi nhà gạch làm bệnh xá chút xíu núp trong rừng cây . Ông ta kêu to : Anh Ngạn ơi ra coi ai nè … ba tôi chạy ra và ẳm tôi -tôi mới hết khóc ..(Căn cứ này không cho người thăm nuôi vào , chỉ chờ bên kia sông)
Chính nơi đây , mấy chục năm sau đến lược tôi hai tháng bị Chính quyền mới bỏ tù ở đây sém chút nửa là bỏ mạng vì một đêm nước lũ trên nguồn  đổ xuống tràn ngặp cã khu trại tù - sông Chò thoát nước xuống đồng bằng không kiệp
Tôi không biết là ba tôi ở đây đưỡc bao lâu , nhưng chỉ nghe ba kể lại là sau đó ông Nội hơi yếu mấy lần ba tôi xin phép về thăm mà không được vì họ sợ ba tôi về rồi trốn luôn không chịu lên .
Mãi một hôm má tôi lặp kế gởi một lá đơn xin phép cho chồng về gặp cha đang hấp hối , má tôi bảo ba tôi ;” ông đem lá thư này vào trình cho họ rồi giả bộ khóc chắc họ cho về thăm” .Ba tôi nói “ Má mày bày nhưng tao giả bộ khóc không được “
Một hôm ông ăn nhằm trái ớt hiễm rất cay , cay bắt đổ nước mắt - thế là ba tôi áp dụng chiêu này , Ba tôi vào trình diện Thủ-Trưởng với lá đơn , trong miệng ngậm sẳng 2-3 trái ớt hiễm  . Ba tôi nói vừa hết câu – đưa lưởi nhai liền mấy trái ới - nước mắt không khóc cũng phải chảy ra ràng rụa .
Cha nội Thủ trưởng mắc mưu tưởng rằng ba tôi … có hiếu 
Thế là ba tôi được về - Rồi ngày đêm lo tính chuyện bỏ làng xuống phố